Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nâng cao nhận thức về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Lượt xem: 5374

Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng ( tháng 1-2016) nhận định: “ Cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực”. Thực tế là thế giới từ nhiều năm nay đang diễn ra sự cạnh tranh về chính trị- ngoại giao- kinh tế- quân sự giữa 3 cường quốc Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga. Đường lối đối ngoại của 1 quốc gia vừa và nhỏ như Việt Nam chúng ta, có tầm quan trọng sống còn đối với vận mệnh và sự phát triển của quốc gia đó.

Ban Tuyên giáo Thành ủy phân tích, làm rõ một số khái niệm về chính trị- ngoại giao để cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, hiểu biết về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

              1- Các cấp độ quan hệ ngoại giao:

Thông lệ quốc tế hiện nay xác định 3 cấp độ quan hệ ngoại giao phổ biến từ thấp đến cao là: đối tác, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược. Từ năm 1995 đến nay, khi Đảng, Nhà nước ta phá vỡ thế “bao vây, cấm vận” của Hòa Kỳ, thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, đa dạng, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao phong phú, có chiều sâu với 187 quốc gia, quan hệ kinh tế- thương mại với 223 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó đáng chú ý là các nước lớn, các nước kinh tế phát triển và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đối tác chiến lược: ta đã thiết lập với 16 nước, gồm các nước lớn là CHLB Nga, CHND Trung Hoa, CH Ấn Độ, Vương quốc Nhật Bản, Vương quốc Anh, CHLB Đức, CH Pháp; các nước có nền kinh tế phát triển: CH Italia, Vương quốc Tây Ban Nha, Đại hàn Dân quốc ( Hàn Quốc), LB Astraulia ( Úc); 5 nước trong khu vực: CH Indonesia, Vương quốc Thái Lan, CH Singapo, Nhà nước quân chủ liên bang Malaysia, CH Philippin.

Với CHDCND Lào, CH Cuba và Vương quốc Campuchia, ta nâng tầm cao hơn: quan hệ chiến lược, hữu nghị, truyền thống đặc biệt.

Đối tác toàn diện: ta thiết lập với 11 nước, 6/11 là các nước lớn và có nền kinh tế phát triển: Vương quốc Đan Mạch, CH Ucraina, CH New Zealand, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, CH Brasil, CH Chile, CH Venezuela, CH Achentia, CH Nam Phi, Nhà nước quân chủ liên bang Canada, CH Myanma.

               2- Các phương thức quan hệ ngoại giao:

Phổ biến nhất là quan hệ song phương: quan hệ ngoại giao, chính trị, thương mại.. giữa 2 quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao ( đã đặt sứ quán hoặc cơ quan đại diện tại Thủ đô của nhau)

Quan hệ đa phương: quan hệ hợp tác phát triển giữa 3 quốc gia trở lên hoặc giữa 1 quốc gia với 1 tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực.

Việt Nam chúng ta ngoài quan hệ ngoại giao song phương với 180 quốc gia, vùng lãnh thổ còn có nhiều quan hệ đa phương với các tổ chức quốc tế ( tiêu biểu là Liên hiệp quốc...), tổ chức khu vực ( tiêu biểu là Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á- viết tắt là ASEAN...).

3- Các cách thức thể hiện quyền lực trong quan hệ chính trị- ngoại giao:

Quyền lực mềm: cách thức để 1 quốc gia lớn hơn về kinh tế tác động tới hệ thống giá trị ( chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.. ) đối với quốc gia khác để họ đi theo định hướng hoặc chịu tác động của mình. Quyền lực mềm thường diễn ra lâu dài, mềm dẻo ( qua hợp tác, đầu tư, viện trợ, thuyết phục) và dễ được chấp nhận.

Quyền lực cứng: cách thức 1 quốc gia lớn hơn về quân sự, kinh tế gây sức ép, mua chuộc về chính trị, quân sự, kinh tế, an ninh... đối với quốc gia khác để họ đi theo định hướng và chịu tác động của mình. Quyền lực cứng diễn ra trong  thời gian khá dài  (15-20  năm) trong bối cảnh nhất định.

Quyền lực sắc nhọn: là quyền lực cứng được các nước lớn thực hiện ở mức độ cao: lật đổ, gây áp lực, bắt nạt đối với các quốc gia vừa và nhỏ hơn để buộc họ phải theo mình. Quyền lực sắt nhọn diễn ra trong thời gian tương đối ngắn ( 7-10 năm) khi quyền lực cứng đã đạt được mức độ cần thiết.

Theo nhiều học giả chính trị thế giới, hiện nay Trung Quốc với sự củng cố quyền lực của Tổng bí thư- Chủ tịch Nước Tập Cận Bình và chiến lược “ giấc mộng Trung Hoa”- đưa Trung Quốc trở thành siêu cường sánh ngang Mỹ vào năm 2021 ( kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã và đang thực hiện cả 3 loại quyền lực này với các quốc gia lân cận và các nước khác trên thế giới.

- Quyền lực mềm: từ những năm 2000, Trung Quốc đã đầu tư mạnh về kinh tế, thương mại với 1 số nước để đến nay chịu ảnh hưởng, tác động của Trung Quốc ( như Pakistan, Campuchia ở châu Á; Diuboti, Etiopia ở châu Phi...)

- Quyền lực cứng: từ năm 2011, khi trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới ( vượt Nhật Bản, chỉ đứng sau Hoa Kỳ), Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ tiềm lực quân sự, nhất là Hải quân, gây áp lực mạnh với các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông; gây áp lực về chủ quyền với Đài Loan...

- Quyền lực sắt nhọn: Trung Quốc đang thực hiện với Đài Loan nhằm thống nhất Đài Loan vào năm 2021.

Hiểu biết về quan hệ, chính sách ngoại giao của các nước- nhất là 3 cường quốc thế giới, sẽ giúp cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn đường lối đối ngoại độc lập, hòa bình, tự chủ, quan hệ đa phương, đa dạng, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển của Đảng, Nhà nước ta.

                                                         Nguyễn Minh Thắng

                                              Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy




Cổng thông tin Điện tử Thành phố Nam Định
Giấy phép số 100/GP-TTDT do Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ thông tin truyền thông cấp ngày 14/5/2010
Đơn vị chủ quản: UBND thành phố Nam Định Trụ sở: Số 10 Đường Trần Đăng Ninh, thành phố Nam Định
Tel:0228.3849224 - Fax: 0228.3831922 - Email: tpthanhpho@namdinh.gov.vn

Thiết kế VNPT Nam Định


Chung nhan Tin Nhiem Mang