Triển khai đồng bộ các kế hoạch, chuyên đề công tác đột phá góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn thành phố
Nhằm thực hiện tốt kế hoạch số 02, 06
của Ban chỉ đạo 138 Thành phố Nam Định, kế hoạch số 404 của Công an Thành phố
Nam Định đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và phòng, chống tội phạm trong
tình hình mới”, giai đoạn 2016-2020. Sáng ngày 22/4/2021, Thường trực Thành ủy,
UBND và Ban Chỉ đạo 138 thành phố Nam Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển
khai 3 kế hoạch phát động toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm
lỗi tại cộng đồng dân cư; phòng ngừa tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội và lực
lượng Công an thành phố triển khai chuyên đề đột phá “Xây dựng Công an phường,
xã vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tinh thông về pháp luật, giỏi về
nghiệp vụ, được trang bị kỹ năng và điều kiện cần thiết, ngang tầm nhiệm vụ”.
Việc triển khai đồng bộ các kế hoạch, công tác đột phá đã đem lại hiệu quả thiết
thực trong việc giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn thành phố để giữ vững
ANTT, tạo môi trường thuận lợi phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Tham dự Hội nghị có đồng chí Đại tá
Phạm Văn Long - Ủy viên Ban TVTU, Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng BCĐ 138 tỉnh;
đồng chí Phạm Duy Hưng – Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch
UBND thành phố; đồng chí Nguyễn Thị Như – Uỷ viên BTV Thành uỷ, Phó Chủ tịch
UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo 138 thành phố; các đồng chí lãnh đạo các
phòng nghiệp vụ Công an Tỉnh, lãnh đạo Công an các huyện, lãnh đạo các
Phòng, Ban, nghành, đoàn thể của thành phố, các đồng chí Bí thư, Chủ tịch, Trưởng
Ban chỉ đạo 138 tại các phường, xã thuộc
thành phố Nam Định.
Đồng chí Thượng Tá Đặng Đức Hảo –
Trưởng Công an thành phố, Phó trưởng ban chỉ đạo thành phố
Triển khai kế hoạch số 06 của Ban
chỉ đạo 138 Thành phố Nam Định
Trong giai đoạn 2016-2020, trên địa
bàn thành phố đã xảy ra 999 vụ phạm pháp
hình sự, khởi tố 2.005 vụ với 2.285 bị can. Mặc dù số vụ giảm so với thời gian
trước nhưng tình hình tội phạm diễn biến theo chiều hướng tính chất, mức độ và
hậu quả ngày càng nghiêm trọng, manh động hơn, phương thức, thủ đoạn phạm tội
và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, hình thành các nhóm, đường dây có kết cấu
chặt chẽ, liên kết với các nhóm tội phạm ở nhiều địa phương; có vụ việc gây tâm
lý hoang mang lo lắng, bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Trong đó nhóm
tội phạm chiếm tỷ lệ cao là trộm cắp tài sản, giết người, cố ý gây thương tích
do nguyên nhân xã hội, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng
công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý các đối tượng phạm tội chủ
yếu tập trung vào lứa tuổi thanh, thiếu niên, số đối tượng đã từng có tiền án,
tiền sự và không có việc làm ổn định.
Trung tá Nguyễn Nam Trung – Phó Công
an thành phố Nam Định
Triển khai kế hoạch số 02 của Ban chỉ đạo 138 Thành phố
Nam Định
Nguyên nhân của tình trạng trên là do
tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế đã làm
suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận người dân, đặc biệt
là số thanh, thiếu niên có lối sống thực dụng, thường có thói quen tiếp cận các
loại hình giải trí có tính chất bạo lực, đồi trụy; xuất hiện ngày càng nhiều
các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Một số mô hình phong trào, phòng chống tội
phạm có nơi, có lúc còn hình thức, chưa phát triển sâu rộng. Bên cạnh đó cấp ủy,
chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chưa nhận thức đầy đủ
về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm. Công tác tuyên
truyền vận động chưa thường xuyên, liên tục, chưa có chiều sâu, chưa huy động
được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Hiện nay trên địa bàn thành phố đang
quản lý 567 người chấp hành xong án phạt tù chưa được xóa án tích, 182 người
đang chấp hành án hình sự tại cộng đồng (án treo, cải tạo không giam giữ, quản
chế…), đây là số đối tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phạm tội, tái vi phạm pháp luật,
cần phải tập trung biện pháp quản lý, giáo dục, cảm hóa để giúp họ hoàn lương,
hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thành
uỷ, UBND, Ban chỉ đạo 138 thành phố, lực lượng công an toàn thành phố đã tập
trung đánh mạnh, đánh trúng, đánh liên tục các băng, ổ, nhóm tội phạm có tổ chức,
côn đồ gây bức xúc trong dư luận nhân dân, chủ động các biện pháp phòng ngừa xã
hội, phòng ngừa nghiệp vụ, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tăng
cường tuần tra kiểm soát công khai, bí mật trên các tuyến, địa bàn trọng điểm tạo
hiệu ứng làm giảm tội phạm… trong đó điều tra, làm rõ 802 vụ phạm pháp hình sự,
tỷ lệ điều tra khám phá đạt 80%, tiêng án đặc biệt nghiêm trọng đạt 100%. Bên cạnh
đó, công tác quản lý, giáo dục đối với số người lầm lỗi đã có những chuyển biến
tích cực như lập 2.318 hồ sơ áp dụng các biện pháp giáo dục tại các phường, xã,
đưa đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định
của Chính phủ. Nhiều người lầm lỗi nhận được sự quan tâm của cộng đồng đã tiến
bộ rõ rệt, trở thành công dân có ích, tích cực tham gia vào các phong trào bảo
vệ an ninh Tổ quốc.

Thiếu tá Phạm Đức Trung - Phó Công
an thành phố Nam Định
Triển khai Kế hoạch số 404 của
Công an Thành phố Nam Định
Để cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo những
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
giữ vững và đảm bảo an ninh trật tự tới các tầng lớp nhân dân thông qua
đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an thành phố đã chú
trọng xây dựng và phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc như Công an phường, xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan,
doanh nghiệp, nhà trường... và các tổ chức quần chúng làm an ninh trật tự ở cơ
sở.
Đại tá Phạm Văn Long - Ủy viên Ban
TVTU, Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng BCĐ 138 tỉnh
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Đại tá Phạm
Văn Long - Ủy viên Ban TVTU, Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng BCĐ 138 tỉnh đánh
giá cao những thành tích của BCĐ 138 thành phố và công an thành phố đã đạt được
trong thời gian vừa qua. Đồng chí Giám đốc Công an tỉnh cũng yêu cầu: BCĐ 138
thành phố và công an thành phố tăng cường công tác tham mưu; công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị. Việc xây dựng chương trình thực hiện có sự phân công cụ thể về trách
nhiệm của từng cấp, từng ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền, cơ quan, đơn vị về tình hình an ninh trật tự tại địa phương, đơn vị
được giao phụ trách, quy chế phối hợp, trao đổi thông tin; đồng thời vận động
nhân dân tích cực tham gia một cách tự giác, tự nguyện, đưa các phong trào phát
triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu. Để đạt được điều đó, công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tội phạm hình sự và tệ
nạn xã hội; tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng dân
cư cần nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Thông tin đăng tải thường xuyên
trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở, loa
phóng thanh lưu động, đặc biệt tận dụng ưu thế của internet để cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động và nhân dân kịp thời cập nhật về tình hình an ninh,
trật tự, nâng cao cảnh giác trước phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại
tội phạm. Bên cạnh đó, nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tuyên truyền phòng,
chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên các trang mạng xã hội đảm bảo phù hợp với từng
đơn vị, địa phương theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình triển khai cần
có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa công tác phòng ngừa với đấu tranh và giữa các
lực lượng có liên quan nhằm tăng tính răn đe, giáo dục, làm trong sạch địa bàn./.
Phan Nam -Trung tâm Văn hoá TT&TT thành phố